Một số kiểu Cân cơ học

Một số kiểu Cân cơ học

Cân hai tay đòn là thiết bị phòng thí nghiệm thông dụng đến mức chúng ta ít khi nghĩ tới chúng. Ngày nay, chúng ta có cân điện tử cho những phép đo tinh vi, và những cái cân ở trang này đang bắt đầu biến mất. Cái cân trong hình bên dưới có một cái móc ở mỗi bên, cho thấy nó cũng có thể dùng để đo trọng lượng riêng.
Một số kiểu Cân cơ học
Thiết bị này tại trường Đại học Wittenberg, được chụp ảnh năm 1979, mua từ công ti James W. Queen ở Philadelphia. Bản mô tả trong catalogue năm 1881 có ghi: “Cân dùng để đo trọng lượng riêng, và những mục đích khác. Cánh tay đòn bằng đồng thau, dài 10 inch, trụ trên lưỡi dao. Đĩa cân bằng đồng thau. Toàn bộ đặt trên đế bằng gỗ 12.00”.
Một số kiểu Cân cơ học
Cái cân bục (hay cân Roberval) này tại Viện Hàn lâm Quân sự Virginia và có dòng chữ viết tay "A. P. Gage & Son, Boston" ở một phía.
Gage là một giáo viên vật lí tại trường Trung học Anh ở Boston. Năm 1882, ông đã cho xuất bản cuốn “Vật lí sơ cấp” dành cho học sinh trung học. Trong lời nói đầu của tập sách, ông lưu ý rằng cần có 300 đô la mới đủ để đầu tư cho một chương trình thực hành vật lí ở một ngôi trường lớn.
Một số kiểu Cân cơ học
Cái cân này do John Millington chế tạo vào năm 1840 khi ông đang giảng dạy tại trường College of William and Mary. Hiện nay, nó thuộc về Bảo tàng Đại học ở trường Đại học Mississippi, nơi Millington từng là vị giáo sư triết học tự nhiên đầu tiên từ năm 1848 đến 1853.
Một ảnh chụp trước đây của cái cân (W.L.Kennon và S.C. Gladden, “Thiết bị lịch sử tại trường Đại học Mississippi”, The American Physics Teacher, 1938) cho thấy nó đã bị một số hư hỏng. Ban đầu nó có cấu trúc hình chữ L đong đưa trên một điểm xoay qua cái lỗ tại đầu trên của thanh trụ thẳng đứng. Một cánh tay đòn đưa sang trái, với một đĩa cân treo lơ lửng bên dưới nó. Cánh tay đòn kia mang kim vạch và đối trọng, khiến cái cân trông tựa như một phiên bản cỡ lớn của chiếc cân bưu chính hiện đại.
Một số kiểu Cân cơ học
Đây là cặp cân bằng vàng trong Bộ sưu tập Greenslade. Các vật nặng ở trong hộp thật hấp dẫn, chúng được đánh dấu sáu chấm, năm chấm,… một chấm. Sau khi làm thí nghiệm với cân điện tử, tác giả phát hiện thấy vật nặng sáu chấm là trọng lượng sáu drachm (hay dram); ngày nay chỉ có dược sĩ mới sử dụng đơn vị dram. Một dram là 3,889 gram hay 60 khía.
Một số kiểu Cân cơ học
Cái cân xoắn đặt trong thùng kính này sử dụng một sợi dây thép xoắn để cung cấp lực hồi phục. Nó là sản phẩm của Công ti Cân xoắn New York, có lẽ xuất xưởng vào thập niên 1930 và thuộc Bộ sưu tập Greenslade.
Một số kiểu Cân cơ học
Đây là ảnh chụp gần của một cái cân nhỏ. Nó chỉ dài khoảng 25 cm và được đánh dấu bằng khía. Không giống như đa số chiếc cân, loại cân này có những vật nặng có thể điều chỉnh ở một phía của điểm quay. Ở phía bên kia, cái cân chia từ 0 đến 400 khía, với điểm zero ở gần điểm quay. Cái cân trong hình có 30 khía, có điểm zero ở gần đĩa cân móc một vật gì đó chẳng rõ. Thiết bị thuộc Bộ sưu tập Greenslade của Daniel Chaucer.
Một số kiểu Cân cơ học
Chiếc cân nhỏ này do H.L. Becker's Sons & Company of Brussels và Den Haag chế tạo. Nó chỉ cao 32 cm.
Theo Canyon College
Nguồn: Thuvienvatly.com